ESTJ là những người thường tuân theo các nguyên tắc một cách rõ ràng và kiên định. Họ không ngần ngại đứng lên bảo vệ những giá trị mà mình tin tưởng, dù cơ hội thành công có vẻ thấp. Những người thuộc nhóm này thường hành động một cách dứt khoát và táo bạo. Họ thích hoạt động xã hội, luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết với những người xung quanh. Đó là lý do mà họ cực kỳ hợp với màu nâu. Trong tâm lý học màu sắc, màu nâu thường gợi ý về sự ổn định, đáng tin cậy và bền bỉ. Nó mang lại cảm giác an toàn và thoải mái, giống như cảm giác khi đứng trên mặt đất vững chắc. Màu nâu gợi nhắc đến đất đai, gỗ và các yếu tố tự nhiên khác. Nó có thể gợi ý về sự kết nối với thiên nhiên và nguồn gốc của mọi thứ.

Những người giám sát trong khi xử lý thông tin, họ dựa vào cảm nhận cụ thể thay vì trực giác, vì vậy họ thường tập trung vào các chi tiết nhỏ hơn là tổng thể bức tranh, và chú trọng đến những điều đang xảy ra trong hiện tại hơn là những khả năng trong tương lai. Trong quá trình suy nghĩ, họ thiên về lý trí hơn là cảm xúc, và coi trọng các tiêu chí khách quan hơn là những yếu tố cá nhân. Khi ra quyết định, họ thường dựa vào logic nhiều hơn là các yếu tố xã hội.

Một cách tình cờ là phần đông họ đều là những người ưa thích màu nâu – thường được xem là những người rất thực tế, có trách nhiệm và có xu hướng ưu tiên các giá trị lâu dài hơn là những sự thay đổi tạm thời. Về mặt đánh giá và dự đoán, họ rất nguyên tắc và có xu hướng lập kế hoạch sớm và tuân theo kế hoạch đó thay vì đưa ra những quyết định ngẫu hứng hay linh hoạt. Người ta gọi các ESTJ là The Supervisors – Người giám sát, vì họ thường có nhiều đặc điểm liên quan đến việc giám sát, quản lý và tổ chức. Ngoài ra họ cũng thường được gọi là The Executive – Người điều hành. Sẽ dễ nhầm lẫn với những Exexcutive của những ENTJ. Cả hai loại người điều hành đều có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và khả năng quản lý tốt, nhưng họ tiếp cận các tình huống và vấn đề một cách khác nhau dựa trên tính cách của họ. Trong khi các ESTJ tập trung vào thực tế, quy trình và tuân thủ, thì các ENTJ tập trung vào ý niệm, sáng tạo và tinh thần thách thức.

ESTJ luôn hướng đến việc hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến gia đình. Họ thường ưu tiên theo thứ tự: đầu tiên là đức tin, sau đó là gia đình, và cuối cùng là bạn bè. Họ nỗ lực hết mình để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo thứ tự ưu tiên này. Tính tận tâm và trách nhiệm trong các mối quan hệ rất quan trọng đối với họ, và họ thường tin rằng những mối quan hệ này sẽ tồn tại lâu dài. Đây là nhóm tính cách phổ biến thứ 5 trên thế giới và chiếm khoảng 8-12% dân số thế giới. Cũng như nhiều tính cách khác, họ cũng có những mặt mạnh và điểm yếu của mình. Khi một điểm mạnh sinh ra thì điểm yếu cũng chào đời cùng lúc. Điểm yếu không phải là điều tồi tệ, mà chỉ là những biểu hiện mà mỗi người có thể cần chú ý để phát triển và cân bằng cuộc sống một cách tích cực hơn.

ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

Khát khao tạo ra hệ thống tổ chức hoàn hảo, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ trong môi trường xung quanh. Với khả năng giao tiếp tốt, họ có thể truyền đạt ý tưởng, hướng dẫn, hỗ trợ và thiết lập các quy trình làm việc hiệu quả cho mọi người và hệ thống Khó linh hoạt, có thể tỏ ra cứng đầu và khó thay đổi quan điểm khi họ đã đưa ra một quyết định. Điều này có thể gây ra xung đột trong tình huống yêu cầu sự linh hoạt và thích nghi.
Tận tâm và trách nhiệm, sẵn sàng làm mọi thứ có thể để thực hiện lời hứa của mình. Đôi khi hay tự ái và kiêu căng, tin rằng họ luôn đúng và không chấp nhận ý kiến khác.
Thẳng thắn, có ý chí mạnh mẽ, không ngại bảo vệ và thể hiện ý kiến của mình, ngay cả khi đối mặt với những người mạnh mẽ. Có xu hướng áp đặt ý kiến cá nhân lên người khác mà không tôn trọng ý kiến và quan điểm của họ. Điều này có thể khiến mối quan hệ bị căng thẳng.
Có đầu óc tỉnh táo, hiếm khi gặp vấn đề với cảm xúc của mình, họ để những cảm giác tiêu cực trôi qua. Xu hướng dồn nén cảm xúc bên trong dẫn đến sự căng thẳng và áp lực.
Sự kiên nhẫn, trung thành và đáng tin cậy. Hứa gì làm nấy, điều này khiến họ trở thành một  thành viên đáng tin cậy trong tổ chức, cộng đồng và gia đình. Khó thể hiện tình cảm một cách mở cửa và nhấn mạnh vào việc thể hiện tình cảm thông qua việc hành động thay vì lời nói.
Là những tổ chức viên xuất sắc, luôn cam kết tuân theo tiêu chuẩn và rõ ràng. Họ không gặp khó khăn khi giao nhiệm vụ cho người khác một cách khách quan công bằng Quá chú trọng đến chi tiết, khó có cái nhìn tổng quan. Điều này có thể làm cho họ mất thời gian và tạo ra mất cân bằng trong quản lý thời gian.
Thích tạo ra trật tự vì họ biết sự hỗn loạn có thể tạo ra sự không đoán trước được. Họ luôn cố gắng thiết lập sự thống nhất và trật tự trong môi trường bằng cách xây dựng các cấu trúc, vai trò và quy tắc rõ ràng Khó chấp nhận thay đổi và khó lòng chấp nhận môi trường hoặc tình huống mới.

 

ESTJ thường sử dụng thông tin khách quan và lý luận logic để đưa ra quyết định thay vì dựa vào cảm xúc cá nhân. Họ có khả năng đưa ra quyết định một cách rõ ràng và công bằng, thường tiếp cận các vấn đề từ góc độ thực tế và ưa chuộng làm việc với thông tin cụ thể hơn là các ý tưởng trừu tượng hoặc lý thuyết. Tuy nhiên, đôi khi họ có thể đưa ra phán đoán quá nhanh chóng mà chưa xem xét đầy đủ thông tin về một tình huống. Điều này có thể làm cho họ trở thành những nhà quản lý cứng rắn, có xu hướng dồn nén cảm xúc bên trong dẫn đến sự căng thẳng và áp lực. Một cách tìm đến sự cân bằng, họ yêu thích màu nâu vì nó có thể giúp họ làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng. Màu nâu không quá chói lọi hay kích thích, mà mang lại một cảm giác thư thái. Nâu cũng thường gợi nhớ đến các yếu tố truyền thống và lịch sử, mang lại cảm giác của sự kế thừa và bền bỉ, có thể được sử dụng để tạo ra không gian mang tính truyền thống hoặc cổ điển, phù hợp với phong cách thiết kế cổ điển hoặc tân cổ điển.

Cách Sử Dụng Màu Nâu Trong Thiết Kế Nội Thất
1. Tạo Điểm Nhấn : Sử dụng màu nâu làm điểm nhấn trong không gian nội thất để tạo sự ấm áp và nổi bật. Ví dụ, bạn có thể sử dụng những mảng màu nâu trên tường, đồ nội thất, hoặc các phụ kiện như gối, thảm, và rèm cửa.
2. Kết Hợp Với Các Màu Khác: Màu nâu kết hợp tốt với nhiều màu sắc khác như trắng, be, xanh lá cây, và xám. Bạn có thể phối hợp màu nâu với các tông màu nhẹ hơn để tạo ra sự cân bằng và thêm phần sinh động cho không gian.
3. Sử Dụng Trong Vật Liệu Tự Nhiên: Màu nâu rất phù hợp với các vật liệu tự nhiên như gỗ, da, và đá. Sử dụng màu nâu trên các bề mặt gỗ hoặc đồ nội thất bằng da có thể tăng cường cảm giác gần gũi và ấm áp.
4. Tạo Cảm Giác Không Gian Đầy Đủ: Trong các không gian lớn, màu nâu có thể giúp làm cho không gian cảm thấy ấm cúng và gắn kết hơn. Màu nâu có thể làm cho không gian rộng lớn trở nên thân thiện và dễ chịu.
5. Sử Dụng Để Tạo Khu Vực Nhỏ: Màu nâu có thể được sử dụng để định hình các khu vực nhỏ trong không gian lớn, như khu vực làm việc hoặc phòng đọc sách, để tạo ra cảm giác riêng tư và an toàn.

 

Nếu chỉ cần trang trí cho không gian nhỏ mà không có điều kiện để làm việc với các công ty hay nhà thiết kế chuyên nghiệp, chúng ta có thể tự phối màu và sử dụng các sản phẩm của Pcoustic. Nó được gọi là tấm tiêu âm Pet, được làm từ loại nguyên liệu với hơn 60% là tái chế và mang nhiều ưu điểm cho thế giới hiện đại:

  • Hỗ trợ hút giảm âm thanh và tiếng ồn trong môi trường, mang lại sức khỏe cho người sử dụng;
  • Nhẹ hơn gỗ gấp 6 lần nên rất dễ thi công lắp đặt bằng tay + keo dán;
  • Có thể tháo rời và tái sử dụng ở vị trí khác;
  • Có thể ghim các note ghi chú trực tiếp;
  • Không hút ẩm, không gây ẩm mốc;
  • Rất an toàn cho trẻ em vui chơi;
  • Góp phần bảo vệ môi trường;

 

Tự thiết kế và tự tạo ra các mảng trên tường bằng những màu mình yêu thích, trải nghiệm để khám phá sức sáng tạo bên trong mình mà trước giờ chúng ta chưa từng nhận biết. Không có gì có thể sánh bằng việc được sống trong không gian và tắm trong màu sắc mà mình yêu thích. Nó khiến chúng ta vui vẻ hơn, thoải mái hơn rất nhiều, từ đó có thêm động lực và sức khỏe để sống một cuộc đời đáng sống.

PCOUSTIC  I  Pin your dreams – success your ways